Tất tần tật về công việc của Production Manager
Lượt xem:
Production Manager đang là một vị trí khiến nhiều người nhầm lẫn với Project Manager. Ở bài viết hôm nay, hãy theo chân Việc làm Hà Nội để giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn về vị trí Production Manager là gì? nhé.
Production Manager là gì?
Production Manager là một từ chuyên ngành trong kinh tế đặc biệt là về ngành Marketing. Đối với những người chuyên ngành thì họ thường sử dụng tiếng anh hơn so với việc sử dụng bằng tiếng việt. Bởi vì đối với họ sử dụng một số từ tiếng anh có nghĩa của nó sẽ được bao quát hơn so với khi dịch nó ra tiếng việt. Vậy Production Manager là gì? Theo một cách dễ hiểu Production Manager là giám đốc sản xuất là người chịu mọi trách nhiệm cho công việc từ khâu lên ý tưởng, xây dựng tính năng, thiết kế và sản xuất thành phẩm.
Đối với Production Manager họ phải chịu trách nhiệm cho tất cả hoạt động về khâu sản phẩm của mình. Một Production Manager phải đảm bảo khi sản sản xuất ra sản phẩm thì sản phẩm đó phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nếu một sản phẩm không được tiêu dùng thì đó là một sản phẩm chết và không có ý nghĩa hay mang lại lợi nhuận cho công ty. Qua đó ta có thể thấy được vai trò của Production Manager rất quan trọng trong công ty. Liên quan tới việc sống còn của công ty.
Yêu cầu trình độ cho vị trí Production Manager
Với mong muốn trở thành một Production Manager, chúng tôi tin rằng bạn cần phải đảm bảo bản thân đáp ứng được những điều kiện dưới đây:
- Tốt nghiệp tại các trường Đại Học với chuyên ngành liên quan đến Kinh Doanh, Marketing,..
- Có thêm những kiến thức về IT là một lợi thế
- 5 năm kinh nghiệm trong việc làm việc các khâu liên quan đến sản phẩm
- Có khả năng tổng hợp, phân tích và xây dựng chiến lược
- Có khả năng chịu được áp lực từ công việc
- Nhanh nhẹn, chỉn chu, sáng tạo, thật thà
- Khả năng làm nhóm và cả làm việc cá nhân
- Có khả năng lập ra các kế hoạch hay chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn.
Các đầu việc chính của Production Manager
- Lãnh đạo và giám sát
PM là người lãnh đạo của đội ngũ nhân viên hoàn thiện các sản phẩm để ra mắt trên thị trường. Vì thế họ phải theo sát mọi quá trình hình thành của sản phẩm và nắm bắt được tiến độ công việc nhằm giúp sản phẩm được hoàn thiện hiệu quả nhất và có chất lượng tốt nhất.
- Xây dựng chiến lược
Bằng những thông tin thu thập được từ thị trường PM và nhân viên cần có những phân tích và đánh giá phù hợp, sau đó đưa ra chiến lược để phát triển sản phẩm. Kế hoạch này gồm có mục tiêu, sơ đồ sản phẩm, timeline chi tiết. Đặc biệt, điểm quan trọng nhất nằm trong kế hoạch là định hướng và tầm nhìn, đồng thời phân tích thật kỹ sản phẩm của đối thủ.
- Nghiên cứu, phân tích, đưa ra những giải pháp
Đây là công việc yêu cầu PM cùng đội nhóm phải tối ưu quá trình hoàn thành sản phẩm mà giảm bớt những công đoạn dư thừa cũng như những lỗi sai không đáng có trong quá trình phát triển sản phẩm. Có kiến thức về UX/UI là một lợi thế giúp sản phẩm của họ tồn tại lâu trên thị trường.